Việc thỉnh thoảng đồ điện tử gặp sự cố là điều khá bình thường. Có khá nhiều lỗi liên quan đến phần cứng mà bạn có thể phát hiện luôn. Nhưng nhiều khi triệu chứng không chắc chắn là lỗi gì, bạn sẽ phải dùng đến các phần mềm test phần cứng Macbook. Và đơn giản nhất, bạn có thể chạy test phần cứng bằng ngay chương trình được tích hợp sẵn trên Mac – Apple Diagnostics (AD). Bạn đã biết về chương trình này? Công dụng của nó và cách chạy test bằng AD như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Chương trình Apple Diagnostics là gì? Công dụng của Apple Diagnostics
Nếu bạn là 1 dân yêu thích công nghệ hẳn cũng biết về công cụ chẩn đoán lỗi phần cứng được tích hợp sẵn trên máy Mac. Trước năm 2013, phần mềm này có tên là Apple Hardware Test. Và từ 2013 đến nay, tên gọi của chương trình giúp tìm ra sự cố từ các thiết bị đầu vào như: pin, bàn phím, bàn di chuột, màn hình, cổng USB hay bộ xử lý đồ họa, bộ nhớ, wifi,…có tên gọi là Apple Diagnostics (viết tắt là AD).
Không cần kết nối bất cứ thiết bị gì hay tải các ứng dụng trên mạng, bạn có thể chạy ngay khi khởi động máy Mac. Nó được tích hợp sẵn trong ổ đĩa khởi động, được tải xuống qua Internet của các máy chủ. Việc chạy khá đơn giản, nhưng bạn cũng đừng quá kỳ vọng vào nó. Bởi đây chỉ là 1 chương trình chạy chẩn đoán bệnh giúp bạn đưa ra quyết định hay việc xử lý lỗi chuẩn xác hơn. Chứ nó không thể chắc chắn các chẩn đoán đưa ra là hoàn toàn chính xác.
Ví dụ, việc 1 số lỗi main mạch nhiều khi cũng sẽ khó có thể chẩn đoán ra,… nó chỉ xác định về lỗi 1 số phần cứng cơ bản. Bạn có thể xem chi tiết về các mã lỗi với bảng Apple liệt kê, chúng tôi đã tổng hợp lại bên dưới!
Một số lưu ý khi chạy chẩn đoán Apple Diagnostics
Để chạy được chương trình này, trước khi chạy bạn cần lưu ý 1 số điểm sau:
- Apple Diagnostics dành cho các kiểu máy Mac từ năm 2013 trở đi.
- Cần phải ngắt kết nối bất kỳ thiết bị ngoại vi nào được kết nối với máy Mac của bạn. Điều này bao gồm máy in, ổ cứng gắn ngoài, máy quét, iPhone, iPod và iPad, chuột,…. để có thể đưa ra chẩn đoán chủ quan và chính xác nhất về máy Mac của bạn.
- Nhớ kết nối với Wifi hoặc cắm mạng Ethernet để có thể nhanh chóng vào màn hình chạy hơn.
- Tắt hoàn toàn máy Mac của bạn, đảm bảo máy bạn đang cắm sạc để có thể kiểm tra luôn bộ nguồn.
Nếu là các phiên bản cũ, đa phần bạn có thể chạy mà không cần kết nối Internet, và cũng tùy vào thao tác bạn sử dụng như nếu chỉ giữ phím D là tiến trình cơ bản còn nếu nhấn giữ Option + D là chẩn đoán qua Internet. Nhưng mà đa phần bạn vẫn sẽ phải kết nối Wifi mới chạy được.
Hướng dẫn chạy chẩn đoán Apple Diagnostics
Do sự khác biệt khi vào MacOS Recovery mà cách thực hiện trên Macbook Intel và dòng Macbook M1 có sự khác biệt 1 chút.
Với dòng Macbook Intel, bạn làm như sau:
- B1: Nhấn nút nguồn của máy Mac.
- B2: Ngay lập tức giữ phím D (AD) hoặc tổ hợp phím Option + D (AD qua Internet).
- B3: Tiếp tục giữ phím cho đến khi xuất hiện thanh tiến trình chạy chẩn đoán (nếu dùng mạng dây). Còn không sẽ hiện ra màn hình yêu cầu kết nối Wifi, bạn kết nối để chạy tiếp.
- B4: Apple Diagnostics sẽ bắt đầu bằng màn hình hiển thị thông báo Kiểm tra Mac của bạn, cùng với thanh tiến trình. (Thời gian chạy sẽ mất từ 2 đến 5 phút để hoàn tất).
- B5: Sau khi hoàn thành, AD sẽ hiển thị một mô tả ngắn gọn về mọi vấn đề mà nó phát hiện ra cùng với mã lỗi, bạn sẽ so với bảng mã lỗi bên dưới để kiếm tra. Hoặc đơn giản, sẽ có dòng thông báo ngay trên mã lỗi rồi.
- B6: Sau khi xong, bạn có thể nhấn Command + R để chạy lại hoặc nhấn S (Shut Down) hoặc R (Restart). Hoặc đơn giản nhấn luôn vào nút Restart bên dưới màn hình là được.
Với dòng Macbook M1 (Chip Apple Silicon) cách thực hiện có 1 chút khác biệt như sau:
- B1: Bật máy Mac đồng thời nhấn giữ nút nguồn cho đến khi xuất hiện tùy chọn khởi động như bên dưới:
- B2: Nhấn tổ hợp phím Command – D để chạy Apple Diagnostics, sẽ xuất hiện mục chọn ngôn ngữ và Wifi, bạn chọn Tiếng Việt và đăng nhập Wifi để tiếp tục cho đến khi xuất hiện thanh tiến trình chẩn đoán là thành công. Các bước tiếp theo vẫn giống như trên.
Mã lỗi | Ý nghĩa mã lỗi |
---|---|
ADP000 | Không tìm thấy vấn đề nào |
ALS001 | Sự cố với cảm biến ánh sáng xung quanh |
BMT001; BMT003 – BMT005 | Sự cố với cảm biến Touch ID |
CNW001; CNW003 – CNW006 | Sự cố phần cứng Wi-Fi |
CNW007- CNW008 | Không phát hiện phần cứng Wi-Fi hoặc không có mạng Wifi nào |
DFR001 | Có thể có sự cố với Touchbar |
NDC001; NDC003 – NDC006 | Sự cố máy ảnh |
NDD001 | Sự cố phần cứng USB |
NDK001; NDK003; NDK004 | Vấn đề về bàn phím |
NDL001 | Sự cố với Bluetooth |
NDR001; NDR003 – NDR006 | Có vấn đề về bàn di chuột |
NDT001 – NDT006 | Sự cố phần cứng Thunderbolt (cổng kết nối) |
NNN001 | Không phát hiện thấy số sê-ri |
PFM001 – PFM007 | Có thể lỗi Bộ điều khiển quản lý hệ thống (SMC) |
PFR001 | Sự cố về firmware trên máy Mac |
PPF001; PPF003 ; PPF004 | Vấn đề về quạt |
PPM001 | Sự cố mô-đun bộ nhớ |
PPM002 – PPM015 | Sự cố bộ nhớ trên bo mạch |
PPP001 – PPP003 | Có thể có sự cố với nguồn sạc |
PPP007 | Bộ sạc không được kiểm tra |
PPR001 | Bộ xử lý gặp sự cố |
PPT001 | Không phát hiện thấy pin |
PPT002 ; PPT003 ; PPT007 | Cần sớm thay pin |
PPT004 ; PPT006 | Pin có thể có hiện tượng sắp chai |
PPT005 | Pin không được lắp đúng cách. Cần tắt máy và kiểm tra lại |
VDC001; VDC003 – VDC007 | Các vấn đề về đầu đọc thẻ SD |
VDH002 ; VDH004 | Sự cố thiết bị lưu trữ |
VDH005 | Không thể khởi động MacOS Recovery |
VFD001 – VFD005; VFD007 | Có thể có sự cố với màn hình |
VFD006 | Sự cố bộ xử lý đồ họa |
VFF001 – VFF003 | Sự cố phần cứng âm thanh |
Việc sử dụng thử nghiệm trên Apple Diagnostics không phải là hoàn hảo, đôi khi nó cũng sẽ không tìm ra lỗi mặc dù máy của bạn đang mắc lỗi về phần cứng. Tuy nhiên, đa phần, sự chẩn đoán này đã dựa trên 1 cơ sở nào đó nên sẽ phần nào nhắc nhở bạn về 1 số lỗi phổ biến thường gặp. Bạn cũng có thể dùng nó để tham khảo các thông tin hữu ích với máy Mac của mình. Nếu bạn chưa có thời gian đem đến các cửa hàng sửa Mac uy tín thì có thể thử 1 số cách khắc phục lỗi cơ bản như:
- Tùy với từng lỗi trên Macbook, bạn có thể thử sửa lỗi tại nhà bằng cách Reset PRam hoặc SMC. Điều này sẽ khắc phục được hầu hết các lỗi phổ biến về phần cứng như chuột, máy ảnh hay một số chức năng chạy khác lạ so với thông thường.
- Ngoài ra, bạn có thể chạy Sơ cứu trên Disk Utility (Tiện ích ổ đĩa), bạn có thể khắc phục 1 số lỗi phổ biến trên Ram, ổ cứng.
- Nhiều khi, quá nhiều file dữ liệu làm bộ nhớ của bạn quá đầy, nhiều rác, lộn xộn, quá nhiều tệp, ứng dụng trùng lặp. Bộ nhớ đầy cũng là nguyên nhân khiến máy của bạn hay gặp sự cố. Bởi vậy, hãy thường xuyên Dọn Rác Macbook để máy của bạn chạy ngon lành hơn nhé!
Hi vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ giúp bạn kiểm tra máy tốt nhất! Nếu thử các cách mà vẫn không được thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kiểm tra và khắc phục các lỗi phần cứng nhanh chóng nhất nhé!
https://www.facebook.com/laptopxachtaymygiarehungphatus/